Tại kỳ 1 tuần vừa rồi, chúng ta đã đề cập đến “Vấn đề về độ chính xác của các thiết bị đo nhiệt & camera nhiệt hiện nay” >>> Xem lại kỳ 1 tại: https://bit.ly/2Vqnots
Tiếp theo của bản báo cáo, hãy cùng Phương Việt tìm hiểu về “Thực trạng ứng dụng thiết bị đo thân nhiệt tại các quốc gia”.
Ví dụ đầu tiên tại Vũ Hán, nguồn gốc của dịch bệnh, tại đây một phóng viên của tờ NY Times đã tự mình chụp lại cảnh cô đứng trước thiết bị phát hiện thân nhiệt. Chúng tôi đã dịch nội dung trên màn hình:
Mặc dù việc dịch và tìm kiếm được thực hiện bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, chúng tôi không thể tìm thấy tên của nhà sản xuất. Trên màn hình hiển thị sự kết hợp ảnh quang học và ảnh nhiệt, ảnh quang học (có màu) cho mục đích hiển thị và ảnh nhiệt để hiển thị nhiệt độ.
Trong một vài trường hợp, mọi người di chuyển trực tiếp về hướng có camera, bức ảnh AFP tại Malaysia:
Thêm 1 trường hợp khác cũng cho thấy người được đo thân nhiệt đang di chuyển trực tiếp về hướng có camera nhưng hãy chú ý đầu của người đó đang quay sang hướng khác, hình ảnh đo AFP ghi lại sân bay Hà Nội, Việt Nam. Tại đây được lắp đặt thiết bị camera nhiệt:
Tại trường hợp dưới đây, chiếc camera (được làm nổi bật bằng khung vuông đỏ) được đặt tại 1 vị trí phù hợp để đếm lượng người qua lại, phóng viên tờ NY Times tác nghiệp ở 1 trung tâm thương mại tại Thái Lan cho biết:
Đám đông qua lại khiến việc giao tiếp khó khăn hơn.
Lưu ý: màu đỏ thể hiện tín hiệu cảnh báo nhiệt độ trên 38.0°C (100.4°F).
Ngược lại, các thiết bị cầm tay được sử dụng để đo thân nhiệt người như ví dụ tại Philippines dưới đây:
Tất nhiên, việc sử dụng các thiết bị cầm tay so với camera ảnh nhiệt buộc đo thân nhiệt từng người một, điều này mất nhiều thời gian và nhân viên để thực hiện hơn. Tuy nhiên, điểm cộng của việc 1 giám sát viên kiểm tra thân nhiệt từng người là giảm các sai số đến từ việc đầu của mọi người không đặt thẳng với tầm nhìn của camera.