Tài liệu kỹ thuật
 

Trên thực tế, đưa ra các tiêu chí để đánh giá sự khác biệt giữa chạy cáp chống cháy và chạy cáp thông tầng là điều không đơn giản. Trong khi đó, sự khác biệt về giá cả giữa hai loại cáp này là rất lớn. Có thể việc đánh giá sai loại sẽ dẫn tới tốn kém gấp đôi so với mức chi phí tối thiểu để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Vậy những loại cáp này được sử dụng thích hợp trong những tình huống nào, và làm thế nào để hạn chế những sai lầm có thể gây tốn kém chi phí? Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét sự khác biệt giữa hai loại cáp: cáp chống cháycáp thông tầng.

5.11

Phân biệt cáp thông tầng, cáp chống cháy với các loại cáp thông thường
Sự khác biệt giữa cáp thông tầng, cáp chống cháy và cáp bình thường được nhận định qua thành phần lớp vỏ bọc cáp. Các loại cáp bình thường có lớp vỏ bọc là PVC (một loại nhựa) – là loại cáp có vỏ bọc dễ cháy, trong trường hợp xấu nếu xảy ra hỏa hoạn, loại cáp này có thể trở thành đường đi cho ngọn lửa lây lan nhanh chóng trong cả một tòa nhà. Đặc biệt là ở các khu vực giàu oxy như trong đường ống thông gió, nơi mà vận tốc của chuyển động không khí có thể biến một tia lửa điện thành một đám cháy lớn.
Ngược lại, các loại cáp chuyên dụng như cáp thông tầng (CMR) và cáp chống cháy (CMP) có vỏ bọc khác nhau bằng các vật liệu chịu lửa và có khả năng tự dập tắt ngọn lửa, không dễ bắt lửa, có khả năng ngăn lửa, để tăng khả năng chống cháy. Ngay cả khi chạy các loại cáp này trong khu vực tách biệt lửa như giữa các tầng trong tòa nhà, các cáp này không mang đến những nguy cơ lây lan ngọn lửa như cáp bình thường.
Phân biệt cáp thông tầng cáp chống cháy
Theo định nghĩa, vỏ bọc cho cáp chống cháy có tiêu chí về chặn lửa nghiêm ngặt hơn so với vỏ bọc cho cáp thông tầng. Các nguyên liệu cần thiết để đạt được tiêu chuẩn của cáp chống cháy tốn kém hơn nhiều so với yêu cầu của cáp thông tầng:

  • FEP: Đối với cáp chống cháy, các chất liệu phụ gia ‘Flo Ethylene Polymer’ có điểm nóng chảy rất cao (500 ° F). Trong vỏ bọc, cáp vẫn đủ linh hoạt để uốn cong ở nhiệt độ thấp hơn, và có tính chất cách điện đáng kể.
  • CPVC: Đối với cáp thông tầng, chất liệu áo gồm Clo Polyvinyl Chloride cho một điểm nóng chảy cao hơn với PVC (thường là 250° F), và ít tốn kém hơn so với một nguyên liệu thô như FEP. Nó cũng có đặc tính cách nhiệt tốt cần thiết cho cáp Datacom.

Sự khác biệt về chi phí
Sự khác biệt về chi phí giữa các loại cáp này rất đa dạng, nhưng hầu như chênh lệch về chi phí luôn luôn trong vòng 5%, các chi phí giữa cáp thông tầng (CMR) và cáp chống cháy (CMP) có thể được tăng hơn gấp hoặc nhiều hơn thế. Các mức giá tham khảo cho các loại cáp:

Lời khuyên khi tư vấn lựa chọn cáp
Khi xác định loại cáp chuyên biệt dành riêng cho các mạng an ninh, để tránh tốn kém và lãng phí cần yêu cầu đánh giá cáp. Kể từ khi cáp chống cháy đáp ứng được các yêu cầu khắt khe nhất của hệ thống cáp trong một tòa nhà, nhiều hệ thống đã cố gắng chỉ sử dụng cáp chống cháy (CMP). Mặt khác, các nhà thiết kế cũng thường chỉ định cáp chống cháy ngay cả khi không cần thiết.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, có thể cắt giảm chi phí bằng cách sử dụng đúng loại cáp phù hợp.


Cáp đi giữa các phòng hoặc các tầng trong đường ống thông gió cần được đánh giá xem xét một cách cẩn trọng. Bởi vì các ống dẫn thường là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm, cáp được đặt bên trong hoặc trên bề mặt bên ngoài của ống. Tuy nhiên, trái với thông thường, khoảng không phía trên trần thả không nhất thiết phải luôn sử dụng cáp chống cháy. Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng cáp chống cháy không quá cần thiết nếu đó không phải là không gian nhằm cân bằng lưu lượng khí của hệ thống thông gió (hệ thống sưởi, điều hòa không khí…).


Cáp chống cháy CMP được đánh giá cao hơn cáp thông tầng CMR. Cáp chống cháy có thể được sử dụng ở nhiều vị trí tối ưu nhưng có mức giá cao hơn.
Cáp thông thường được sử dụng trong các trường hợp không có yêu cầu về chống cháy, hay sử dụng trong không gian đặc biệt.


Khi có các yêu cầu khác được áp dụng, có thể cần chạy cáp trong trong máng dẫn, máng cáp.
Lãng phí khi sử dụng cáp chống cháy
Trong một số trường hợp, việc sử dụng cáp chống cháy không thực sự cần thiết. Nếu một đường cáp loại bình thường có chi phí cáp 3.5$, thì một đường cáp chống cháy có thể tăng gấp đôi chi phí lên đến 7.6$.
Kết luận
Nói chung, cáp chống cháy nên được sử dụng khi:

  • Hệ thống cáp chạy bên trong hoặc trên đường ống lưu thông khí: Hầu hết các cơ quan có thẩm quyền đều áp dụng như sau: “Nếu là cáp chống cháy, cần phải đánh giá theo các tiêu chí chống hỏa hoạn, vì vậy ngay cả khi cáp chạy ra ngoài một ống lưu thông khí, cũng cần phải được đánh giá đúng tiêu chí chống cháy”.
  • Cáp chạy vào vùng không gian trên cao: Ngay cả khi không gian trên cao (phía trên trần thả) không sử dụng ống dẫn, vẫn có thể có khối lượng trao đổi khí. Nếu ống dẫn kéo dài vào lỗ thông hơi bên ngoài, có thể không cần dùng cáp chống cháy. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác vẫn cần sử dụng cáp chống cháy.
  • Đi thông tầng: Cáp thông tầng có thể được sử dụng thay cho cáp chống cháy khi cần thiết. Tuy nhiên, cáp thông tầng được sử dụng trong một số ứng dụng chính:
  • Đi thông tầng: Cáp chạy lên hoặc xuống các tầng liền kề nên cáp thông tầng rất phù hợp.

Trong khi cáp thông tầng có thể được sử dụng “chung mục đích” cho các không gian không có nguy cơ cao, nhưng không thể sử dụng trong các ứng dụng dành cho cáp chống cháy. Ứng dụng của cáp thông tầng có hạn, nhưng rất hữu ích nếu sử dụng phù hợp để tiết kiệm chi phí.

Mọi thắc mắc kỹ thuật, vui lòng liên hệ:


Phương Việt Group – Nhà phân phối chính thức HIKVISION tại Việt Nam

1. Trụ sở chính: 113 Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.
 contact@phuongvietgroup.com
ĐT: 024 320 88888

2. Chi nhánh TP.HCM: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM.
 viet.duong@phuongvietgroup.com
 Hotline: 0986 35 35 37 (Mr Việt)