Những chủ đề nổi bật trong ngành an ninh camera 2016
Độ phân giải SD, 720P, 1080P, 4MP, 4K và cao hơn
IP và HD analog
Chất lượng hình ảnh – WDR, Low Light và IR tích hợp
Phân tích hình ảnh
Xu hướng giảm giá
Độ phân giải
Dù độ phân giải có thực sự là điều quan trọng nhất trong số các tiêu chí lựa chọn camera an ninh hay không thì đây vẫn là một thông số thường được đề cập nhiều nhất. Ngoài ra, các camera được ra mắt gần đây cũng đã có những thay đổi đáng kể về thông số độ phân giải.
Cách gọi độ phân giải SD, SD+ (ví dụ như 700TVL, 960H, 1000TVL, 1280H…) gần như không còn phổ biến.
720P và 1080P hiện đang là những độ phân giải phổ biến nhất.
Ngoài ra, cần chú ý số điểm ảnh hay độ phân giải chỉ là một trong số những tiêu chí quyết định chất lượng hình ảnh. Thậm chí, tính năng dành cho điều kiện ánh sáng yếu hoặc WDR có thể khác nhau giữa các camera có cùng độ phân giải.
4MP
Một loại thông số mới đi sau 1080P (2.1MP) là loại 4MP, có vẻ như sẽ nổi lên trong năm 2016. Tuy nhiên, qua quá trình kiểm định, sự chênh lệch về mặt hình ảnh gần như không đáng kể.
4K (8.3MP)
Dòng camera 4K với số điểm ảnh gấp 4 lần loại 1080P đã được tung ra rất nhiều trong năm 2015.
Tuy nhiên, khi được kiểm tra, hiệu quả hoạt động của camera 4K khác nhau khá nhiều giữa các mã. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng nên cẩn thận khi lựa chọn camera 4K ở những thế hệ đầu, do khả năng còn nhiều lỗi hoặc các vấn đề trục trặc liên quan tới sản phẩm. Ví dụ, camera 4K không có hồng ngoại tích hợp như một số mã hiện tại sẽ có nguy cơ rất cao về hiệu quả hoạt động trong môi trường ánh sáng yếu.
Nhiều camera 4K cũng hỗ trợ chế độ 12MP, với trường quan sát cao hơn theo tỉ lệ 4:3. Tuy nhiên, chế độ 12MP cho tỉ lệ khung hình thấp hơn so với 4K.
Mặc dù chế độ 4K cho tỉ lệ khung hình 24fps, nhiều nhà sản xuất chỉ tung ra thị trường các mẫu 4K với tỉ lệ khung hình trong khoảng 6-12fps. Nếu như tỉ lệ khung hình là yếu tố quan trọng, người mua sẽ cần phải kiểm tra kỹ lưỡng thông số này.
Các dòng trên 12MP
Hiện đang có rất nhiều loại camera với độ phân giải trên 12MP. Tuy nhiên, tỉ lệ khung hình thường thấp, khả năng hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu không đảm bảo, tiêu thụ băng thông và chi phí cao, nên cần phải cẩn thận khi lựa chọn dòng này.
IP và HD analog
Những năm gần đây, HD analog nổi lên như một lựa chọn tiêu biểu khi khách hàng có nhu cầu nâng cấp lên hình ảnh độ nét cao, thay cho giám sát IP. Nguyên nhân xuất phát từ 3 ưu điểm lớn của HD analog: giá cạnh tranh, lắp đặt đơn giản, tính tương thích cao.
- Chi phí cho camera HD analog thường thấp hơn khoảng 30% so với IP
- HD analog không yêu cầu cấu hình, nâng cấp phần mềm hay các yêu cầu cao như IP
- Hệ thống analog có thể tận dụng hệ thống cáp đồng trục sẵn có của hệ thống cũ
Nhược điểm lớn nhất của công nghệ HD analog là sự hạn chế về các tính năng cao cấp, hạn chế về nhà lựa chọn nhà cung cấp, hạn chế về độ phân giải và tính tương thích. Tuy nhiên, những hạn chế này có thể cải thiện được trong 1-2 năm nữa.
Chất lượng hình ảnh
Nhiều điểm ảnh hơn không đồng nghĩa với chất lượng hình ảnh cao hơn. Trên thực tế, khi độ phân giải tăng, tính năng WDR và khả năng hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu có nguy cơ giảm.
WDR
Tính năng True WDR trở nên ngày càng phổ biến trong những năm vừa qua, do các cảm biến giá tốt hơn đang được đa dạng hóa với nhiều khoảng giá linh hoạt hơn. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất đã cố tình “gây nhiễu” thông tin về tính năng true WDR, đặc biệt ở những dòng giá rẻ. Nếu khách hàng có nhu cầu liên quan đến tính năng chụp lại. (Ví dụ nhận diện và chụp ảnh khuôn mặt). Khi có ánh sáng chiếu trực tiếp thì WDR thực sự là một tính năng hữu ích.
Khả năng hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu
Trong vài năm trở lại đây, những tiến bộ về công nghệ xử lý hình ảnh đã góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của các loại camera. Các loại camera này dùng cho điều kiện ánh sáng yếu mà không cần ánh sáng hỗ trợ (đèn hồng ngoại hay đèn đường…). Ngoài ra, trong năm 2015, nhiều mã camera mới với cảm biến 1080P 1/2” và tính năng xử lý hình ảnh nâng cấp đã được tung ra thị trường. Kết quả kiểm tra cho thấy hiệu quả hoạt động tăng lên đáng kể.
Xu hướng đi xuống chủ đạo nằm ở những dòng camera ‘super low light’, đặc biệt là cảm biến 1/2” dường như đang là những loại giá thành cao nhất trên thị trường.
Hồng ngoại tích hợp
Hồng ngoại tích hợp là cách phổ biến và giá thành thấp nhất đối với camera hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu. Trong những năm vừa qua, hồng ngoại tích hợp đã chuyển từ tính năng cơ bản của các camera giá rẻ thành một tính năng quan trọng đối với tất cả các loại camera, dù là hàng giá rẻ hay giá cao.
Chất lượng hồng ngoại thường khá đa dạng, với tầm xa dao động từ 5m tới 50m. Ngoài ra, độ rộng của búp sóng (beamwidth) có thể tạo ra các điểm nóng nếu búp sóng hồng ngoại không khớp với trường quan sát của camera/ống kính. Cuối cùng, một vài camera tích hợp hồng ngoại có những tính năng thông minh, giúp phát hiện các vật thể và tự động điều chỉnh hồng ngoại.
Phân tích hình ảnh
Theo dự đoán, phân tích hình ảnh sẽ là một trong số những chủ đề được quan tâm lớn trong ngành camera giám sát trong vòng hơn một thập kỷ tới. Tuy nhiên, hầu hết tính năng phân tích hình ảnh đều chưa vận hành một cách trơn tru, thỏa đáng. Ngay cả những mã mới nhất vừa ra mắt cũng chưa đạt yêu cầu, cho thấy công nghệ này chưa thực sự hoàn thiện.
Xu hướng giảm giá toàn thị trường
Nhìn chung, trong năm 2016, mặt bằng giá sản phẩm sẽ giảm đều, kết quả của cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ. Các nhà sản xuất Trung Quốc chính là nhân tố dẫn đầu xu hướng giảm giá này. Chưa rõ khi nào xu hướng giảm giá mới dừng lại, tuy nhiên một điều chắc chắn là nó sẽ gạt khá nhiều nhà sản xuất ra khỏi cuộc chiến. Nhìn theo hướng ngược lại, xu hướng này giúp thị trường có thể sở hữu một camera ở mức độ ổn: tính năng True WDR, 4MP, cảm biến 1/2″ 1080p với giá hợp lý (dưới 100$). Đây có thể nói là một thách thức lớn đối với các nhà sản xuất hay phân phối sản phẩm này.
Mọi thắc mắc kỹ thuật, vui lòng liên hệ:
- Kỹ thuật hỗ trợ 1: 096 815 2772
- Kỹ thuật hỗ trợ 2: 096 446 2233
- Email: hotro@phuongvietgroup.com
Phương Việt Group – Nhà phân phối chính thức HIKVISION tại Việt Nam
1. Trụ sở chính: 113 Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.
contact@phuongvietgroup.com
ĐT: 024 320 88888
2. Chi nhánh TP.HCM: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM.
viet.duong@phuongvietgroup.com
Hotline: 0986 35 35 37 (Mr Việt)